CÁC BƯỚC LÀM CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRÊN PHẦN MỀM VNPT-BHXH 5.0


Hướng dẫn chi tiết Các bước làm chế độ thai sản trên phần mềm VNPT-BHXH 5.0?

  1. Hướng dẫn kê khai trường hợp hưởng chế độ thai sản
  • Mục đích: Hỗ trợ đơn vị kê khai các trường hợp hưởng chế thai sản lên cơ quan BHXH để hưởng quyền lợi.
  • Các bước thực hiện:
    • B1: vào menu “Danh sách dịch vụ công”>> chọn thủ tục 630b

 

 

 

 

    • B2: Kê khai thủ tục:
      • M01B-HSB (bắt buộc)

 

 

 

 

 

 

 

  • Trường hợp 1: Người lao động chưa có trong danh sách nhân sự:

Nhấn chọn Thêm mới => Nhập thông tin người lao động => Chọn chứng từ đính kèm (nếu có) => Ghi => Kết xuất => Ký số => Gửi hồ sơ

  • Trường hợp 2: Người lao động đã có trong danh sách nhân sự:
  • Bước 1: Chọn người lao động

 

 

  • Bước 2: Tìm kiếm và chọn nhân sự từ danh sách

 

 

  • Bước 3: Bổ sung các thông tin còn thiếu

 

 

  • Bước 4: Đính kèm chứng từ/file (nếu có): Chọn chứng từ => ghi => Kết xuất

 

 

 

 

  • Bước 5: Ký số và gửi hồ sơ: Ký số => Gửi hồ sơ

 

 

 

  • Bước 6: Kiểm tra email BHXH VN trả về, hoặc kiểm tra kết quả ở chức năng “Kết xuất hồ sơ”=> “Tra cứu giao dịch”.

 

 

  • Thời gian lập: Khi có phát sinh lao động cần hưởng chế độ thai sản
  • Cách lập tờ khai: Chọn tab M01B-HSB:
    • Thông tin chung
      • Đợt/Tháng/Năm
      • Số điện thoại: là số điện thoại của đơn vị
      • Số tài khoản: là số tài khoản của đơn vị
      • Mở tại: là địa chỉ mở tài khoản của đơn vị
      • Chi nhánh: Chi nhánh mở tài khoản (
      • Thủ trưởng đơn vị: Ghi họ tên thủ trưởng của đơn vị
      • Kèm hồ sơ giấy: Chọn "có gửi kèm hồ sơ giấy" khi đơn vị có gửi hồ sơ giấy qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cơ quan BHXH
      • Lý do nộp hồ sơ chậm: Ghi giải trình lý do nộp hồ sơ chậm
      • Tự động tính tổng số ngày: Tích chọn, hệ thống sẽ tự tính tổng số ngày (chỉ điền từ ngày – đến ngày => hệ thống tính tổng số ngày)
      • Kiểm tra dữ liệu theo chuẩn BHXH Việt Nam: Kiểm tra dữ liệu theo quy định

Họ và tên

nhập họ tên lao động cần kê khai

Mã số BHXH

nhập Mã số BHXH của người lao động cần kê khai

Mã nhân viên

nhập mã nhân viên của lao động cần kê khai (nếu có)

Số chứng minh nhân dân

nhập số CMND của người lao động cần kê khai

Loại đề nghị

Mới phát sinh/điều chỉnh

Mã nhóm hưởng

chọn đúng mã nhóm hưởng cần hưởng của lao động cần kê khai:

Mã nhóm hưởng

Tên nhóm hưởng

T1

Khám thai

T2

Sảy thai, nạo thai, thai chết lưu

T3

Biện pháp kế hoạch hóa

T4

Sinh con

T6

Con chết sau khi sinh

T7

Mẹ chết sau khi sinh

T8

Nuôi con

T10

Mang thai hộ

T11

Nhờ mang thai hộ

T12

Nam nghỉ việc khi vợ sinh

T13

Nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh

           

Số serial chứng từ

Nhập số serial, số lưu trữ trên chứng từ giấy nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, …

Từ ngày

Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực tế nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định

Đến ngày

Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định.

Tổng số ngày

Tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết. Khi gửi sang hệ thống BHXH Việt Nam, hệ thống của BHXH Việt Nam sẽ tự quy đổi ra định dạng “Tháng – Ngày” theo hướng dẫn lập tờ khai 01B-HSB của Chính sách BHXH.

Ví dụ: Người lao động nghỉ:

  • Từ ngày đơn vị: 15/07/2019
  • Tổng số ngày: ghi 184

Khi gửi thông tin này sang BHXH Việt Nam, hệ thống bên BHXH Việt Nam sẽ quy đổi ra thành  6-0 (6 tháng 0 ngày)

Từ ngày đơn vị

thông thường thì nhập giá trị bằng cột "Từ ngày"

Nếu nhập khác cột “Từ ngày” thì khi gửi sang BHXH Việt Nam, hệ thống BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào “Từ ngày đơn vị” và “Tổng số ngày” để hiển thị lên tờ khai.

Ví dụ: Người lao động nghỉ:

  • Từ ngày: 26/02/2020
  • Đến ngày: 25/08/2020
  • Từ ngày đơn vị: 18/03/2020
  • Tổng số ngày: ghi 182

Khi gửi thông tin này sang BHXH Việt Nam, hệ thống bên BHXH Việt Nam sẽ quy đổi ra thành  5-29  (5 tháng 29 ngày)

Ngày sinh con

trường hợp con ốm thì ghi thông tin này, ko thì bỏ qua

Số lượng con

Nhập số lượng con

Số con chết hoặc số thai chết lưu khi sinh

ghi số lượng con chết hoặc số lượng thai chết lưu khi sinh

Điều kiện khi khám thai

chọn điều kiện khi khám thai (nếu có)

Biện pháp tránh thai

chọn biện pháp tránh thai (nếu có)

Tuổi thai

ghi tuổi thai, ví dụ 8, 7, 30,….

Điều kiện sinh con

chọn điều kiện sinh con trong trường hợp sinh con

Nghỉ dưỡng thai

chọn có nghỉ dưỡng thai hay không

Cha nghỉ chăm con

  • Trường hợp nhận nuôi con nuôi thông thường (nhận 1 nuôi 1 con, nhận nuôi từ 2 con trở lên) thì chọn Cha nghỉ chăm con = Nghỉ ở nhà chăm con
  • Trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc thì chọn Cha nghỉ chăm con = Không nghỉ ở nhà chăm con
  • Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thông thường thì chọn Cha nghỉ chăm con = Nghỉ ở nhà chăm con
  • Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc chọn Trường hợp nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc thì chọn Cha nghỉ chăm con = Không nghỉ ở nhà chăm con

Ngày nhận nuôi con

Chọn ngày nhận nuôi con trong trường hợp nhận nuôi con

Ngày đi làm thực tế

Nhập ngày đi làm lại thực tế của người lao động

Ngày con chết

Nhập ngày con chết trong trường hợp con chết

Ngày mẹ chết

Nhập ngày mẹ chết trong trường hợp mẹ chết sau khi sinh

Mang thai hộ

Chọn  Không mang thai hộ và không nhờ mang thai hộ, Mang thai hộ,  Nhờ mang thai hộ

Ngày kết luận

Ngày, tháng, năm mẹ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con


Mã số BHXH của con

ghi mã số BHXH của con.

Chú ý: có thể lên trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx để thực hiện tra cứu mã số BHXH.

Mã số BHXH của mẹ

nhập mã số BHXH của mẹ

Mã thẻ BHYT của con

nhập mã số thẻ BHYT của con

Mã thẻ BHYT của mẹ

nhập mã thẻ BHYT của mẹ

Số CMND của mẹ

 Nhập số CMND của mẹ

Phí giám định y khoa

Nhập chi phí khám chữa bệnh

Số BHXH của người nuôi dưỡng (TH mẹ chết)

Nhập mã số BHXH của người nhận nuôi dưỡng trẻ trong trường hợp mẹ chết

Phẫu thuật hoặc thai dưới 32 tuần

Chọn trong danh mục nếu trường hợp phẫu thuật hoặc thai dưới 32 tuần tuổi

Ngày nghỉ tuần

Nếu ngày nghỉ hàng tuần là Thứ 7, Chủ Nhật thì để trống. Trường hợp ngày nghỉ hàng tuần khác Thứ 7, Chủ nhật thì ghi thông tin như tiêu đề hướng dẫn, các thứ ngăn cách nhau bởi dấu chấm phẩy. ví dụ: t2; t3…

Đợt bổ sung

Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi thông tin cho nhân viên đã kê khai ở các đợt kê khai trước thì nhập thông tin của đợt bổ sung đó vào cột này. Ví dụ: đợt 1, tháng 1 năm 2017 thì nhập là 01 01/2017 (áp dụng cho hình thức kê khai điều chỉnh)

Hình thức nhận

chọn hình thức nhận tiền trợ cấp trong danh mục
1. Để trống - Hiểu là nhận tiền mặt thông qua người sử dụng lao động.
2. Tri trả qua ATM    - Nhận tiền qua tài khoản của người lao động.
3. BHXH thực hiện chi trả - Nhận tiền trực tiếp tại cơ quan BHXH.
4. Đại diện chi thực hiện chi trả - Nhận tiền trực tiếp tại tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.

Số tài khoản ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Nhập thông tin số tài khoản muốn nhận tiền trợ cấp.

Tên chủ tài khoản

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Nhập thông tin tên chủ tài khoản nhận tiền trợ cấp

Mã tỉnh ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Chọn tỉnh của ngân hàng trong danh sách đã có.

Mã ngân hàng

áp dụng cho “hình thức nhận” là qua ATM. Chọn ngân hàng trong danh sách đã có theo danh mục Tỉnh đã chọn.

Chỉ tiêu xác định (Chỉ dùng để IN - Không gửi sang BHXH)

* Đối với lao động nữ sinh con:

  • Trường hợp thông thường: Ghi ngày tháng năm sinh của con. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018  thì ghi: 05/4/2018
  • Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm con chết, trường hợp sinh hoặc nhận nuôi từ hai con trở lên mà vẫn có con còn sống thì không phải nhập thông tin này. Vi dụ: Con sinh ngày 05/4/2018 , chết ngày 15/7/2018  thì ghi: 05/4/2018  -15/7/2018
  • Trường hợp mẹ chết sau khi sinh (khoản 4, Khoản 6 Điều 34. Luật BHXH) ghi: Ghi ngày tháng năm sinh của con và ngày tháng năm mẹ chết. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018 , mẹ chết ngày 15/7/2018  thì ghi: 05/4/2018  -15/7/2018.
  • Trường hợp mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (khoản 6 Điều 34 Luật BHXH): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm mẹ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018 ,  ngày tháng năm của văn bản kết luận mẹ không còn đủ sức khỏe chăm con 15/7/2018  thì ghi: 05/4/2018  -15/7/2018.

* Đối  với nhận con nuôi: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày nhận nuôi con nuôi. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018, nhận làm con nuôi ngày 12/6/2018  thì ghi: 05/4/2018  – 12/6/2018

* Đối với lao động nữ mang thai hộ sinh con

  • Trường hợp thông thường: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018 thì ghi: 05/4/2018
  • Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm con chết. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018, con chết ngày 15/5/2018  thì ghi: 05/4/2018  -15/5/2018

* Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con:

  • Trường hợp thông thường: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm nhận con. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018 , nhận con ngày 15/5/2018  thì ghi: 05/4/2018-15/5/2018
  • Trường hợp con chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm con chết. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018, con chết ngày 15/5/2018  thì ghi: 05/4/2018-15/5/2018.
  • Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm người mẹ nhờ mang thai hộ chết. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018, người mẹ nhờ mang thai hộ chết ngày 15/5/2018  thì ghi: 05/4/2018-15/5/2018.
  • Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm con (điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 115): Ghi ngày, tháng, năm sinh của con và ngày, tháng, năm của người mẹ nhờ mang thai hộ được kết luận không còn đủ sức khỏe chăm con. Ví dụ: Con sinh ngày 05/4/2018, ngày tháng năm của văn bản kết luận mẹ không còn đủ sức khỏe chăm con 15/7/2018  thì ghi: 05/4/2018-15/7/2018.
  • * Đối với lao động nam, người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con; Đối với lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, nhận con: Ghi ngày, tháng, năm sinh của con

Ghi chú

  • + Trường hợp khám thai: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần như trường hợp hưởng chế độ ốm đau.
  • + Trường hợp mẹ chết sau khi sinh và mẹ gặp rủi ro không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh mà không tham gia BHXH bắt buộc: Ghi mã số BHXH hoặc số thẻ BHYT của mẹ hoặc của con.
  • + Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh từ 3 con trở lên, tính đến thời điểm giao đứa trẻ, đứa trẻ chết: Ghi số con được sinh.
  • + Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con: ghi như trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con; Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia BHXH bắt buộc thì ghi mã số BHXH hoặc số thẻ BHYT của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc của con.
  • + Trường hợp lao động nam, người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc khi vợ sinh con: Ghi rõ ngày nghỉ hàng tuần như trường hợp hưởng chế độ ốm đau và mã số BHXH của mẹ.
  • + Trường hợp lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con, nhận con: Ghi số con được sinh, nhận; nếu vợ sinh, nhận một con thì không phải ghi số con và mặc nhiên được hiểu là vợ sinh, nhận 1 con. Đồng thời ghi mã số BHXH hoặc số thẻ BHYT của người mẹ hoặc của con.

Hình thức kê khai

Nếu là kê khai mới thì mặc định là “Phát sinh”. Nếu là kê khai bổ sung thông tin cho người lao động đã được kê khai trước đó thì chọn lại là “Điều chỉnh”.

Đợt đã giải quyết

 ghi thông tin đợt đã giải quyết trước đó (áp dụng cho trường hợp điều chỉnh)- cột này có tác dụng in ra bản IN cho khách hàng.

Ngày đã giải quyết trước

trong trường hợp điều chỉnh - Nhập ngày tháng năm đã được BHXH giải quyết trước

Lý do điều chỉnh

ghi lý do đề nghị điều chỉnh


Ngày cập nhật: 13/03/2023


Thảo luận

Hiện chưa có bình luận nào



ĐỂ LẠI Ý KIẾN CỦA BẠN

Những bài viết có liên quan